Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Sáng 17/7, Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Võ Văn Liêm, nguyên Phó chính ủy Quân khu 9, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra quân ủy Trung ương.
Tin tuc moi nhat về sự vụ trên, Trung tướng Võ Văn Liêm kể: “Hôm rồi 14/7, tôi  có đi trên đường Võ Văn Kiệt, TP Cần Thơ. Xe tôi chạy đúng tuyến, đúng vạch không có gì sai cả thì một chú công an ngồi trong quán chạy ra chặn xe. Tài xế cho xe tấp vào lề và tôi đã hỏi: “Chặn xe có gì không, tôi sai cái gì”.
Tướng Liêm tiếp: "CSGT yêu cầu xuống xe, tôi nói chứng minh có gì sai thì xuống xe. CSGT nói quá tốc độ. Tôi hỏi quá tốc độ thì phải chứng minh, không camera mà nói quá tốc độ thì đem cái gì ra chứng minh với tôi. Và tôi có nói thế này: “Tôi có công việc gấp nên tôi phải đi, còn có chứng minh sai phạm cứ phạt. Luật pháp cho phép có công việc gấp phải đi và có bằng chứng thì được phạt nguội. Tôi đưa giấy tờ ra, nếu cậu công an đó cầm giấy tờ tôi không nói gì, nhưng lại sai cậu mặc thường phục lại cầm giấy. Tôi hỏi bây giờ đi làm nhiệm vụ giấy tờ đâu, ăn mặc như thế… Nhưng thái độ kỳ cục lắm nên tôi mới quát”.

Phóng viên:

Xin ông cho biết tình hình cụ thể hôm xảy ra việc cự cãi với CGST Cần Thơ?
Trung tướng Võ Văn Liêm: Tôi đang có việc bận chứ ở gần sẽ gặp trực tiếp báo. Tôi chưa bao giờ đi đâu mà lại cãi vã và để xe của tôi chạy quá tốc độ. Tôi rất hiểu quy định.
Sự việc hôm đó cụ thể thế này, xe tôi từ ngã ba quẹo ra đường Võ Văn Kiệt và tốc độ chạy trong mức cho phép. Lúc đó tôi đi công việc gấp, có đưa giấy tờ ra. Tôi yêu cầu chứng minh sai phạm, nếu có gì thì anh chứng minh và xử lý vì luật cho phép phạt nguội. Lúc đó, anh CSGT không đưa camera, không có gì chứng minh, tôi mới giận nói thế.

Xe đi đúng làn, đúng đường, CSGT ra chặn. Tôi kềm chế không được và thái độ của anh em vượt quá giới hạn cho phép nên mới giận quá.
Phần trước như ông nói không thấy có clip, nhưng phần sau có clip quay lại và cộng đồng mạng cũng như dư luận cho rằng ứng xử như vậy là quá nóng giận?
Tôi gọi cho đồng chí trưởng phòng và cho đi, nhưng xe CSGT chạy lượn trước mặt xe tôi nhiều lần và cái ứng xử này làm vượt quá sức chịu đựng nên tôi mới có lời lẽ như vậy. Clip chỉ có phần sau. 
Sự việc đã xảy ra, vậy ngày hôm nay  ông có yêu cầu tài xế ra làm việc cũng như đối chứng với công an để giải quyết cho xong vụ việc không ?
Bây giờ nói thật cứ kiểm tra xem tôi có sai phạm bất cứ điều gì, ngay chỗ Công an Bình Thủy. Tôi không sai phạm bất kỳ điều gì và tôi khẳng định như thế. Xe không chạy quá tốc độ, xe tôi chỉ chạy 60km/h, trong khi tôi biết đường này cho chạy 80km/h, cho rằng xe tôi chạy 81km/h. Tôi không sai luật vì luật cho giới hạn 5%.
Tôi có việc gấp tôi đi, cứ chứng minh sai phạm đi, tôi sai tôi chịu phạt. Tôi có công việc gấp tôi phải đi và tôi có yêu cầu ghi số xe lại. Như vậy rất có thể tai nạn giao thông sẽ xảy ra ngay sau đó.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: tin tức

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Cách mượn tuổi làm nhà khi bạn có dự định xây nhà mới mà năm đó bạn không hợp tuổi, cần phải đi mượn tuổi người khác để làm nhà.
h1_67989
Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà.
Trước khi bạn có dự định xây nhà chắc các bạn cũng đã tham khảo trong bài viết xem tuoi lam nha của chúng tôi hoặc đi xem đâu đó, khi tuổi chủ nhà không đẹp (hợp) thì có thể mượn tuổi người khác đẹp để xây nhà.
Kinh nghiệm “mượn tuổi làm nhà”:
+ Nên mượn tuổi của người thân trong nhà, trong nội tộc, gần nhà bạn có dự định xây là tốt nhất sẽ thuận tiện cho bạn về các thủ tục sau này.
+ Người cho mượn tuổi không được cho người thứ 2 cùng mượn tuổi trong thời gian mà người mượn trước chưa làm nhà xong. Vì vậy, khi mượn tuổi ai đó bạn cũng nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi bạn có ý định nhờ để giúp mình động thổ.
+ Chỉ được phép mượn tuổi để khởi công xây nhà mới. Không mượn tuổi khi sửa nhà.
Nếu bạn dự định sửa chữa nhỏ mà không động đến đất thì chỉ cần chọn ngày tháng đẹp để làm.
Nếu bạn sửa nhà mà động đến đất thì cần xem đến năm vì khi đó động chạm đến Thần Linh.
Nếu năm bạn định sửa nhà mà không được tuổi thì nên chọn năm khác.
Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà
+ Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi;
+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ ( cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp);
+ Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường;
+ Khi đổ mái ( làm nóc) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.
+ Khi nhập trạch người được mượn tuổi làm các thủ tục cần thiết như: Dâng hương, khấn hoàn thành nhà mới;
+ Bàn giao lại nhà cho gia chủ: Chủ nhà làm giấy mua lại nhà ( với giá tượng trưng cao hơn giá bán khi động thổ);
+ Chủ nhà làm lễ nhập trạch;
Thủ tục về nhà mới(nhập trạch) khi mượn tuổi
+ Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước( mặt gương soi vào nhà ), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào Bếp lửa ( tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới ), chăn nệm, gạo, nước……vv…
+ Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv…..
Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.
+ Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn ( nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.
+ Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện ( theo quan niệm bây giờ cho tiện ), hay 1 bộ soong nồi ( bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà ). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia nhé !
Các lễ vật cúng
+ Xem ngay tot xau khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau : ngũ quả ( là 5 loại trái cây ), bông tươi, nhang đèn,1 bộ tam sên ( 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc ), xôi thịt, 3 miếng trầu cau ( đã têm ), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.
+ Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
Nguồn: tuvikhoahoc